So sánh Gimbal DJI Ronis-S vs Zhiyun Crane V2: lựa chọn của bạn?

So sánh Gimbal DJI Ronis-S vs Zhiyun Crane V2: lựa chọn của bạn?

Không thể phủ nhận là hiện tại DJI đang từng bước thống trị thị trường tay cầm chống rung cùng với dòng sản phẩm Ronin của họ. Tiếp nối thành công của việc bành trướng thị phần trên mảnh đất gimbal “màu mỡ”, mới đây DJI đã cho ra mắt Ronin-S, được miêu tả là sản phẩm gimbal chống rung tay cầm đơn đầu tiên của hãng, châm ngòi cho cuộc chiến của những chiếc gimbal giá rẻ với kẻ vẫn luôn giữ ngôi vương trong giới suốt bấy lâu nay: Crane V2 nổi tiếng của hãng Zhiyun. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào mà Ronin-S đủ sức tham gia cuộc chiến này?

Đây chính là điều chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ cùng với nhà làm phim và chuyên viên máy tính nhiệt huyết Max Yuryev, vén màn bí mật vì sao chiếc gimbal mới nhất của DJI lại trở thành một đối thủ đáng gờm đến vậy đối với những sản phẩm vốn đã được công nhận như Zhiyun Crane V2. Đồng thời, chúng ta sẽ cùng chỉ ra những đặc điểm giúp Ronin-S nổi bật hơn hẳn so với các sản phẩm khác.

Xét về cấu trúc, có thể nói kể từ khi xuất hiện trên thị trường, Ronin-S chắc chắn là một trong những chiếc gimbal tay cầm đơn chắc chắn và bóng bẩy nhất. Thiết kế kim loại toàn phần và lớp sơn finish đen mịn tinh tế không chỉ mang đến vẻ ngoài mãn nhãn đầy thẩm mỹ, mà bản thân gimbal còn có sức chịu các loại máy ảnh nặng ký, như máy ảnh Panasonic EVA1, Canon C200 hay ALEXA Mini.

Tiếc thay, Zhiyun Crane V2 lại không sở hữu ưu điểm này, đặt ra giới hạn cho chính nó khi chỉ phù hợp với những chiếc máy ảnh mirrorless nhỏ nhắn có trọng lượng vào tầm 3,2 kg như các máy Sony A7III hay Panasonic GH5/GH5s.

Phải nhớ rằng, dù khả năng gánh gồng những chiếc máy ảnh cồng kềnh như vậy sẽ hấp dẫn các nhà làm phim chuyên nghiệp, nhưng cũng chính điều này sẽ làm tăng cân cả tổng thể thiết bị, mà theo lẽ tự nhiên là nặng hơn so với Zhiyun Crane V2. Tuy nhiên, có vẻ như các đặc tính mở rộng và tiện dụng của gimbal Ronin-S vẫn đáng để các nhà làm phim của chúng ta vận thêm chút sức chân tay cho nó.

Như anh Max khẳng định, DJI đã thực hiện rất nhiều quyết định sáng suốt khi thiết kế của chiếc Gimbal Ronin-S. Không giống như Zhiyun Crane V2, DJI thiết kế thêm một màn hình LCD nhỏ ngay trên chiếc gimbal với những nút định vị giúp giảm đi đòi hỏi phải sử dụng smartphone song song. Thêm vào đó, người dùng Ronin-S có thể kết nối với Infinite Mode (chế độ vô cực) cho phép xoay lộn máy ảnh dễ dàng để tạo ra những bức ảnh hoành tráng nhất.

Khả năng mở rộng cũng là một điểm cộng lớn cho Ronin-S. Một số phụ kiện tùy chọn cho phép đính kèm gimbal bao gồm một giá lắp kèm và cold shoe, bộ focus command cũng như một battery grip có thể tháo rời.

Thêm một điểm khác, đó là có đa dạng nút bấm và nút gạt được bố trí quanh gimbal dành cho xử lý tức thời các chế độ chuyển đổi hay khóa chốt. Những lối tắt vật lý này cho phép người dùng thay đổi nhiều hình dạng khác nhau của gimbal mà không cần phải dừng quá trình quay phim, vốn là một điều cần thiết đối với các nhà quay phim liên tục, không như khi làm việc với Zhiyun Crane V2.

Xét về giá bán, DJI Ronin-S có mức giá nhỉnh hơn Zhiyun Crane V2 đôi chút. Nếu chỉ xét riêng về giá, có thể không phải ai cũng sẽ bỏ mặc Zhiyun và dòng sản phẩm gimbal chống rung của hãng để chạy theo “người mới” của DJI.

Công bằng mà nói, nếu bạn là một nhà làm phim mới bắt đầu, hay bạn chủ yếu sử dụng các máy ảnh mirrorless cỡ nhỏ, thì Zhiyun Crane V2 vẫn đủ để xoa dịu và ủng hộ nhu cầu sử dụng gimbal của bạn. Ngược lại, nếu bạn đã là một nhà chuyên nghiệp làm việc dài kỳ với các máy ảnh nặng ký, hoặc đơn giản là bạn chỉ muốn trải nghiệm công nghệ gimbal tiên tiến, thì DJI Ronin-S luôn sẵn sàng làm hài lòng các chủ nhân tương lai, xứng đáng được đầu tư và sở hữu.

Tags: ronin-series
← Bài trước Bài sau →